logo
Danh mục sản phẩm
Các Lỗi Thường Gặp Khi Sử Dụng Bếp Điện Từ Và Cách Khắc Phục

Bếp điện từ là một loại bếp hiện đại, sang trọng, an toàn và tiết kiệm điện năng, được dùng nhiều cho gia đình và nhà hàng hay những căn hộ cao cấp.

Không giống như các thiết bị bếp đun nấu khác sử dụng ngọn lửa để làm nóng dụng cụ nấu chín thức ăn, bếp từ sử dụng dòng điện cảm ứng từ để tạo ra từ trường, chuyển năng lượng điện bằng cách kích hoạt từ cuộn dây đồng vào 1 dụng cụ có đáy nhiễm từ để sinh nhiệt làm chín thức ăn. Chính ví sự khác biệt đó mà cấu tạo bếp từ cũng khác các loai bếp nấu thông thường.

Những lỗi thường gặp khi sử dụng bếp từ và cách khắc phục

1. Lỗi E0- Bếp điện từ không nhận nồi, kích cỡ nồi không phù hợp

Lỗi phổ biến khiến người dùng khó chịu chính là lỗi E0, tức bếp không nhận nồi. Nguyên nhân chủ yếu là do bạn sử dụng bếp từ không đúng với nồi, không phải nồi từ. Hoặc nồi có kích thước nhỏ và nhỏ hơn 1/2 so với vòng bếp từ khiến bếp không hoạt động được.

Cách khắc phục đơn giản và bạn hoàn toàn có thể thực hiện được chính là đổi nồi. Chọn đúng nồi sử dụng dành cho bếp điện từ. Đồng thời kiểm tra kích thước nồi để xem có quá nhỏ hay không. Qua đó việc sử dụng sẽ đơn giản và nồi hoạt động trở lại như bình thường.

2. Lỗi E1- Bếp điện từ bị quá nhiệt 

Bếp từ của bạn đã đun nấu trong một thời gian dài với công suất lớn khiến quạt gió không kịp làm mát toàn bộ bếp và kết quả là hệ thống cảm biến nhiệt đưa ra cảnh báo cho bạn đồng thời bếp từ ngừng hoạt động . 

Trong tình huống này, bạn nên tắt bếp ngay nhưng không rút nguồn điện để giữ cho quạt gió tiếp tục làm việc. Hãy lấy nồi ra khỏi bếp và nếu có thể nên dùng quạt điện bên ngoài làm bếp giảm bớt nhiệt độ. Bạn cần chờ ít nhất 30 phút rồi mới tiếp tục nấu.

3. Lỗi E2 - Nguồn điện quá mạnh

Lỗi E2 này bạn sẽ không gặp nhiều vì thường là do nguồn điện chỗ bạn cao hơn mức thường. Khi có nguồn điện cao hơn, cảm biến của bếp sẽ cảnh báo, đồng thời tự động ngắt. 

Bạn cần kiểm tra xem nguồn điện chỗ bạn có phải là 220V hay không. Bếp điện từ thông thường chỉ sử dụng định mức đó là hoạt động tốt nhất. Vì thế nên cân nhắc để đảm bảo an toàn cho bếp

4. Lỗi E3 - Điện áp quá yếu

Điện áp bị yếu cũng là tình trạng phổ biến xảy ra thường xuyên khi sử dụng bếp từ. Việc điện áp quá yếu không đủ để hoạt động bếp. Vì thế bếp sẽ không hoạt động hoặc liên tục bị ngắt.

Trong trường hợp bạn thường xuyên dùng bếp điện từ nhưng điện áp yếu thì hãy lắp ổn áp cho bếp từ của mình

5. Lỗi E4 - Qúa tải điện hoặc nhiệt độ nồi quá cao

Bạn cũng sẽ thấy lỗi có tiếng bíp gián đoạn khi đang sử dụng bếp. Lỗi này được gọi là E4. Nguyên nhân là do điện bị quá tải hoặc nhiệt độ nồi nằm trên bếp quá cao. Khi đó sẽ khiến cho bếp có tiếng bip và ngưng hoạt động.

Cách khắc phục đơn giản là tắt bếp, để nguội và sử dụng lại sau ít nhất là 30 phút. Nếu đang gấp rút thì có thể áp dụng cách sử dụng bếp khác cho tiện lợi.

6. Lỗi E5 - Trở cảm biến của bếp quá nhiệt

Thường thì có nhiều người vì muốn đẩy nhanh quá trình sôi của bếp mà để nhiệt độ cao. Tuy nhiên để nhiệt độ quá cao sẽ khiến cho trở cảm biến của bếp bị quá nhiệt. Khi đã nóng quá mức thì bếp cũng sẽ tự động ngưng hoạt động. Lúc này bạn nên để nguội bếp, sử dụng lại sau ít nhất 30 phút.

Ngoài ra cũng nên chú ý đến việc sử dụng bếp điện từ ở nhiệt độ vừa phải để tránh quá tải nhiệt. Cách này dùng vừa bền lại không khiến bếp bị quá nhiệt.

7. Lỗi EF - Bề mặt bị ướt

Cuối cùng một lỗi khá phổ biến mà bạn cũng có thể tham khảo là bề mặt bếp điện từ bị ướt. Khi bề mặt bếp bị ướt cũng không thể hoạt động được bình thường.

Vì thế nên bạn cần phải chú ý để đảm bảo lau khô trước khi sử dụng bếp.

Một số lỗi thường gặp khác, nhưng bếp không báo đèn

1. Mặt kính bếp từ dùng được 1 thời gian bị nứt ra.

Nguyên nhân này có thể do đun nấu với công suất quá cao và rang các món quá khô liên tục trong thời gian dài.

Cách xử lý :các bạn chú ý khi nấu món nào để chế độ món đó trên bảng điều khiển , tránh rang thức ăn quá khô liên tục và trong thời gian dài.

2. Nhấn nút nguồn quá 5 giây mà đèn không sáng .

Nguyên nhân: công tắc, dây điện không bình thường, tiếp xúc nguồn không tốt.

Cách xử lý : kiểm tra công tắc, dây điện và dây tiếp mát xem có vấn đề gì không và khắc phục ngay.

3. Bếp đột ngột không hoạt động cùng tiếng ồn trong khi vận hành

Nguyên nhân: Có thể do nhiệt độ môi trường quá cao, do đặt bếp gần thiết bị phát nhiệt hoặc ngõ thông gió của bếp bị nghẽn.

Cách xử lý : kiểm tra xung quanh bếp điện từ xem môi trường có nóng không hoặc ngõ thông gió xem có vấn đề gì không

4. Chức năng tự động không hoạt động, và không điều khiển được nhiệt độ

Nguyên nhân: Đáy dụng cụ nấu bị biến dạng hoặc có vật cản giữa dụng cụ nấu và mặt bếp từ.

Cách xử lý : kiểm tra đáy dụng cụ

5. Bếp tắt đột ngột:

Cách xử lý : Chờ quạt gió ngừng hẳn rồi bật lại bếp

Để chiếc bếp điện từ của gia đình hoạt động tốt và đạt tuổi thọ cao nhất, người sử dụng hãy khắc phục ngay khi bếp gặp những lỗi trên đây. Nhưng lưu ý là trong mọi trường hợp, đừng tự mở tung chiếc bếp từ, làm như vậy không chỉ nguy hiểm mà nhiều nhà sản xuất còn từ chối bảo hành trong điều kiện máy đã bị mở.

 Xem thêm: Một số mẫu bếp từ tại ĐÂY

 

 

Tin liên quan
VickiniHafeleBoschMallocaYaleTekaPHGLockSamsungNewneoEpic
2020 Copyright © Khoá và Thiết bị bếp Vạn Phước Thịnh. Web Design by Nina.vn
Đang online: 7   |   Trong tháng: 10940   |   Tổng truy cập: 1438323
So sánh sản phẩm

Các Lỗi Thường Gặp Khi Sử Dụng Bếp Điện Từ Và Cách Khắc Phục

Hotline tư vấn miễn phí: 0909165550
zalo