1. Vào bếp cùng con để hiểu con hơn
Vào bếp cùng con tạo nên sự gần gũi, gắn kết giữa các thành viên trong gia đình. Quan sát những hành động, lắng nghe những thắc mắc của con, chúng ta sẽ hiểu thêm những suy nghĩ, tính cách của trẻ đồng thời khám phá ra những khả năng đặc biệt của con. Sự hứng thú đối với một món ăn hay vật dụng bất kì chính là yếu tố không nhỏ khẳng định năng lực tư duy của trẻ. Bạn sẽ nhận ra đâu là món ăn, màu sắc mà trẻ yêu thích, đâu là mối quan tâm thực sự của trẻ.
Thay vì một mình bận rộn trong căn bếp và để con tự tìm niềm vui với game hay những bộ phim hoạt hình, hãy kéo con vào bếp cùng bạn. Việc trò chuyện cùng con trong lúc nấu ăn là nhịp cầu nối tư duy và cảm xúc của phụ huynh và trẻ nhỏ.
2. Vào bếp cùng con giúp trẻ học tập những kỹ năng cần thiết
Căn bếp là một thế giới nhỏ giúp trẻ học được những kỹ năng đơn giản đầu tiên. Từ việc phân biệt nguyên liệu, sơ chế nguyên liệu đến việc dọn dẹp sau khi nấu nướng. Ở độ tuổi dậy thì, nhiều trẻ cảm thấy ngao ngán với những công việc này. Chính vì vậy, hãy tập cho trẻ quen với công việc và dụng cụ bếp từ khi còn nhỏ. Sự hiếu kỳ ở độ tuổi dưới 13 giúp trẻ thích thú và hăng say hơn trong quá trình học tập. Tuy nhiên, đừng quá khắt khe với trẻ. Bởi trẻ con thường ưa ngọt nên chúng ta cần phương pháp dạy dỗ nhẹ nhàng để trẻ có thể vừa học vừa chơi và cảm thấy hứng thú trong những lần vào bếp sau đó.
3.Kích thích khả năng sáng tạo của trẻ trong quá trình vào bếp
Ẩm thực là một thế giới đầy sáng tạo, ngay trong căn bếp gia đình, các bậc phụ huynh có thể phát hiện, kích thích khả năng sáng tạo của trẻ. Mỗi đứa trẻ có một tư duy khác nhau về phương diện hình ảnh. Ở thế giới đầy màu sắc của rau củ quả, của các món ăn, hãy để trẻ tự thể hiện tư duy thẩm mỹ của mình bằng cách cho trẻ tự chọn đĩa bày thức ăn và để trẻ tự trang trí món ăn. Sự sáng tạo và trí tưởng tượng của trẻ chắc chắn sẽ khiến chúng ta bất ngờ.
Ngoài ra việc cho trẻ vào bếp sẽ giúp trẻ biết phân biệt các loại gia vị, biết nhận biết các loại rau củ,cân đong đo đếm ... và cũng là giúp bé hiểu rằng: Để có được một món ăn hoàn chỉnh trong mỗi bữa ăn, tốn rất nhiều công sức, không chỉ là công sức nấu nướng, mà còn là công sức của những người nông dân trồng ra hạt gạo, hạt tiêu, cây rau củ... Điều này giúp bé biết trân trọng và không lãng phí đồ ăn.
Đảm bảo an toàn cho trẻ trong bếp
• Bếp nóng và thức ăn sôi vẫn là hai thứ nguy hiểm nhất trong bếp đối với trẻ. Luôn luôn giữ trẻ trong tầm tay, đặc biệt khi đang nấu thức ăn trên bếp. Đừng quên xoay tay cầm nồi và chảo hướng về phía tường, ra khỏi tầm với của trẻ. Hiện tại trên thị trường các sản phẩm thiết bị nhà bếp với tiêu chí an toàn được đặt lên trên hết. Chẳng hạn, các mẫu bếp từ tích hợp tính năng khóa an toàn trẻ em, cảnh báo nhiệt dư, tự động tắt khi không có nồi nấu hoặc khi quá tải điện. Bạn cũng sẽ không lo sợ con sẽ bị bỏng tay nếu như vô tình chạm phải.Và đối với những chiếc bếp như vậy các ông bố bà mẹ cũng có thể vừa chuẩn bị bữa ăn vừa trò chuyện hướng dẫn các con mà không lo sợ thức ăn bị cháy xém do bếp từ đã có chức năng hẹn giờ thông minh hiện đại
• Bên cạnh đó, việc đảm bảo kháng khuẩn cho khu bếp nói chung hay đặc biệt là mặt bàn bếp nói riêng là ưu tiên hàng đầu bảo vệ sức khỏe cho con trẻ. Hãy lựa chọn những vật liệu mặt bàn bếp chống thấm tốt, đảm bảo vi khuẩn không thể cư ngụ và sinh sôi.Ngoài ra chúng ta nên lựa chọn thêm những chiếc máy hút mùi để không gian bếp sạch sẽ thông thoáng hơn, tạo cảm giác dễ chịu cho các bé nữa nhé
• Khi cho trẻ học nấu ăn sớm, bé yêu của bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc trực tiếp, sử dụng các loại thực phẩm - biết chúng ăn thế nào, dụng cụ, thiết bị nấu nướng như dao, kéo, đũa, nồi cơm điện, bếp gas, bếp điện từ, lò vi sóng, lò nướng… sử dụng chúng ra sao.
Bất cứ vấn đề nào cũng có 2 mặt lợi và hại, nếu vì tránh hại mà bạn bỏ qua mặt lợi thì thật đáng tiếc, thay vì suốt ngày nói với trẻ rằng vào bếp rất nguy hiểm, không được vào. Sao bạn không để trẻ học và tự nhận thức xem bếp có nguy hiểm không và nguy hiểm đến mức độ nào, làm thế nào để phòng ngừa các nguy hiểm ấy, làm trẻ có những kỹ năng sống trong tương lai.
- Đừng cách ly dao sắc, đừng để những lo lắng “xót con” vào tâm trí khi vào bếp cùng con. Bạn càng bao bọc, đứa trẻ của bạn sẽ càng dễ sợ và non nớt. An toàn hay không là do cách mà các bậc phụ huynh hướng dẫn con khi vào bếp. Hãy cho con biết cần cẩn thận với những vật dụng nào và sử dụng thế nào cho không bị thương.
- Đừng ngại vào bếp cùng con, hãy để căn bếp là nơi đầu tiên giúp con tự hoàn thiện mình và dần trưởng thành với những kỹ năng cần thiết.
- Ý Nghĩa Các Ký Hiệu Trên Bếp Từ Và Cách Sử Dụng (03.05.2022)
- Nên làm hàu nướng bằng nồi chiên không dầu, lò nướng hay lò vi sóng? (14.04.2022)
- Mẹo Khử Mùi Nhựa Của Nồi Chiên Không Dầu Mới Mua (07.04.2022)
- 5 Mẹo Tẩy Vết Đường Cháy, Dính Bám Trên Nồi Chảo Cực Đơn Giản (05.04.2022)
- Những Bộ Hộp Nhựa Đựng Thực Phẩm Sang- Xịn - Mịn Bền Đẹp, An Toàn Cho Gia Đình Bạn (22.03.2022)
- 9 Lưu Ý Để Sử Dụng Máy Làm Sữa Hạt An Toàn , Bền Đẹp (18.03.2022)
- Câc Món Ăn Làm Từ Lò Nướng Ngon Khó Cưỡng Cho Gia Đình Bạn Cực Đơn Gỉan (15.03.2022)
- Cách Chọn Mua Nồi Inox Tốt - Chính Hãng Và An Toàn Cho Sức Khỏe (11.03.2022)
- Những Cách Sử Dụng Bếp Từ Tiết Kiệm Điện Năng (02.03.2022)
- Cách Làm Bánh Quy Rong Biển Nhân Phô Mai Giòn Xốp, Thơm Béo (26.02.2022)
- Tổng Hợp Cách Làm Bánh Tart Bằng Nồi Chiên Không Dầu Thơm Ngon Đơn Gỉan (23.02.2022)
- Máy Ép Chậm Là Gì? Có Gì Khác Với Máy Ép Thường? Có Nên Mua Hay Không? (11.02.2022)
- 3 Công Dụng Nồi Chiên Không Dầu Có Thể Bạn Chưa Biết (27.12.2021)
- Rượu vang là gì? Rượu vang có tốt cho sức khỏe không? Những lợi ích tuyệt vời của rượu vang (06.12.2021)
- 6 Mẹo Vặt Cho Các Chị Em Phụ Nữ Nếu Không Muốn Mất Điểm Trong Mắt Các Bà Mẹ Chồng Khó Tính (19.10.2021)
- 3 Thiết Bị Nhà Bếp Không Thể Thiếu Trong Gian Bếp Của Phụ Nữ Hiện Đại (14.10.2021)
- Bột Chiên Từ Cơm Nguội Cực Kì Thơm Ngon Đơn Gỉan (06.09.2021)
- Mẹo Sắp Xếp Nhà Bếp Ngăn Nắp, Gọn Gàng (02.08.2021)
- Kinh Nghiệm Chọn Mua Máy Lọc Nước Phù Hợp Với Gia Đình Bạn (24.07.2021)
- Các Lỗi Thường Gặp Khi Sử Dụng Bếp Điện Từ Và Cách Khắc Phục (08.07.2021)
- Ý tưởng thiết kế bếp đẹp cho không gian bếp hiện đại (06.07.2021)
- Mua máy rửa chén ở đâu TPHCM đảm bảo chất lượng uy tín (01.07.2021)
- Bí quyết vệ sinh bếp từ, bếp điện luôn sạch bóng (28.06.2021)
- Cách sử dụng lò nướng an toàn, hiệu quả, đúng cách (24.06.2021)
- Tại sao máy rửa bát có mùi hôi khó chịu? Nguyên nhân và cách khắc phục (23.06.2021)
- Bật mí cách chiên xào, rán ngon chuẩn với bếp từ (21.06.2021)
- Kinh nghiệm chọn mua máy hút mùi phù hợp cho gia đình (18.06.2021)
- Những lưu ý khi sử dụng nồi chiên không dầu (14.06.2021)
- NHỮNG SAI LẦM KHI SỬ DỤNG BẾP TỪ (11.06.2021)
- Bếp từ Bosch có tốt hay không? Nên mua bếp từ Bosch ở đâu TPHCM? (08.06.2021)
- Góc sự thật - Máy rửa chén có tốn điện, tốn nước hay không? (04.06.2021)
- CÁCH BẢO VỆ SỨC KHỎE CỦA BÉ TRONG MÙA DỊCH COVID - 19 (29.05.2021)
- Bỏ túi bí quyết để bảo vệ sức khỏe vào mùa mưa nhé (25.05.2021)
- Cách sử dụng bếp từ cho an toàn, hiệu quả và tiết kiệm điện (21.05.2021)
- Những món quà ý nghĩa cho bé nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 (18.05.2021)
- Có nên mua máy rửa chén cho gia đình hay không? (17.05.2021)
- Cách vệ sinh máy hút mùi đúng cách đơn giản tại nhà (14.05.2021)
- Nhà bếp sáng tạo với những ý tưởng cực độc đáo (13.05.2021)
- Mua bếp từ ở đâu Quận Tân Phú đảm bảo uy tin chất lượng (11.05.2021)
- Nên dùng bếp từ hay bếp hồng ngoại là tốt, an toàn và tiết kiệm hơn? (10.05.2021)
- Các tiêu chí phân biệt bệnh viêm đường hô hấp cấp do Covid-19 và bệnh cúm mùa (08.05.2021)
- Bếp từ Spelier có tốt không? Mua bếp từ Spelier chính hãng ở đâu ? (06.05.2021)
- Cách nấu lẩu thái chua cay siêu ngon dễ làm tại nhà (05.05.2021)
- GIẢI PHÁP : 5 bước để có một không gian bếp đẹp hiện đại (04.05.2021)
- Ý tưởng độc đáo trong bếp cho gia đình có trẻ nhỏ (03.05.2021)
- LỰA CHỌN MÁY HÚT MÙI TEKA NHƯ THẾ NÀO? (29.04.2021)